Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ hiệu quả không khác gì so với mắc cài kim loại. Hiệu quả một ca niềng răng thẩm mỹ phụ thuộc vào 4 yếu tố: phương pháp niềng răng, chuyên môn và kinh nghiệm của bác sỹ Nha khoa, chất lượng mắc cài và trang thiết bị và khí cụ hỗ trợ trong quá trình niềng răng tháo lắp là gì.

Niềng răng mắc cài sứ là gì?

Về cơ bản niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài kim loại là cùng một nguyên lý chỉnh nha. Bằng việc sử dụng mắc cài để di chuyển răng từ vị trí xô lệch về vị trí mong muốn từ đó mang lại hàm răng đều đặn.
Các trường hợp nên niềng răng*
Điểm khác nhau cơ bản là niềng răng mắc cài sứ thì những bộ phận chính của mắc cài được làm bằng sứ có màu giống với màu nền của răng nên đảm bảo tính thẩm mỹ khi đeo mắc cài. Do vậy, người niềng răng không bị cảm giác e ngại và tự tin giao tiếp khi đeo mắc cài.

Quy trình niềng răng mắc cài sứ đạt chuẩn

Bước 1: Phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, sau đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha, lên kế hoạch từng bước thực hiện… giúp bệnh nhân niềng răng hiểu rõ được tình trạng răng hàm của mình, và hiểu rõ được quá trình điều trị, thời gian chuyển biến và kết quả cuối cùng.

Bước 2: Sau khi phân tích và đánh giá tình trạng cần chỉnh nha, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị. Các phương pháp niềng răng được đề nghị và mắc cài được lựa chọn sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện chi phí, thời gian. Có nhiều loại mắc cài, tuy nhiên bác sĩ tư vấn và bệnh nhân cùng quyết định mang loại mắc cài nào, ví dụ:  mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi…
Niềng răng với mắc cài trong suốt*
Bước 3: Đây là bước cơ bản để làm sạch răng miệng, loại bỏ các chất tồn đọng để tránh nguy cơ gây ra bất kỳ vấn đề nào của răng miệng. Do quá trình niềng răng mắc cài sứ việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra tất cả các trường hợp có tổn thương về răng như răng sâu, răng vỡ,..phải được xử lý để răng miệng ở tình trạng khỏe nhất.

Bước 4: Bác sĩ chỉnh nha gắn các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây cung, khâu… lên răng, lúc này bệnh nhân bắt đầu một quá trình dài và tập làm quen với việc mang “1 số vật lạ” trong miệng của mình.

Bước 5: Sau khi lắp mắc cài việc tái khám được thực hiện định kỳ, thời gian hẹn tái khám tùy theo tình trạng của từng trường hợp cụ thể và tùy theo từng giai đoạn của quá trình niềng răng mắc cài sứ. Thường thì càng về các giai đoạn sau thì định kỳ tái khám dài hơn, kỳ tái khám có thể là 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng,..
Tiến hành chỉnh nha theo quy trình chuẩn*
Bước 6: Sau khi tháo mắc cài, quá trình niềng răng mắc cài sứ vẫn chưa kết thúc. Có nghĩa là răng hàm có đẹp, và khỏe hay không phụ thuộc vào rất nhiều việc chúng ta có tuân thủ việc chăm sóc răng sau khi niềng không.

Trong nhiều trường hợp, khí cụ duy trì được sử dụng sau khi tháo mắc cài để duy trì và giữ đúng vị trí cho răng. Hàm duy trì làm bằng nhựa cứng giữ răng khỏi những di chuyển để tránh tái phát sau khi niềng răng mắc cài sứ.

Start typing and press Enter to search