Phải làm gì để điều trị đau nhức khi mọc răng khôn?
Mọc răng khôn là hiện tượng bình thường, trong độ tuổi trưởng thành từ 17 đến 25 thì răng khôn sẽ bắt đầu mọc. Tuy nhiên, quá trình mọc răng sẽ làm cho chúng ta đau nhức khó chịu và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Mọc răng khôn là gì? Nhổ
răng khôn xong phải làm gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết sau đây.
Phải làm gì để điều trị đau nhức khi mọc răng khôn?
Bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để làm giảm những cơn đau nhức do răng khôn gây ra tại nhà:
+ Cách giảm đau do mọc răng khôn bằng thuốc: Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau răng.
+ Chườm đá lạnh để làm giảm cơn đau nhức do răng khôn: Nếu trong trường hợp mọc răng khôn bị đau nên chườm đá để nhanh chóng làm giảm cơn đau. Lấy đá bọc vào miếng vải sạch, sau đó chà lên các khu vực răng bị đau. Thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê, giảm bớt sự đau đớn.
+ Dùng các nguyên liệu tự nhiên để giảm đau răng khôn: Có thể giảm đau tại nhà bằng một số biện pháp tự nhiên như tỏi, hành tây, gừng: thái hoặc đập dập rồi đắp lên vết răng khôn mọc đau, để giảm đau tạm thời.
Tuy nhiên, mọc răng khôn phải làm sao để tránh các biến chứng xấu xảy ra một cách tốt và hiệu quả nhất lúc này là bạn nên đến trung tâm nha khoa để được thăm khám, xác định tình trạng mọc răng khôn ra sao để có biện pháp xử lý kịp thời nhất.
Những biến chứng mọc răng khôn có thể xảy ra bạn nên biết
Mọc răng khôn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm sau đây:
+ Sưng lợi: Là điều không thể tránh khỏi, vì răng khôn mọc ở vị trí trong cùng nên đồ ăn bị giắt vào rất khó có thể vệ sinh được sạch sẽ. Khiến lợi bị sưng viêm do vi khuẩn phân hủy thức ăn tấn công.
+ Phá hủy chân răng số 7: Nếu răng khôn mọc ngang có thể đâm sang răng bên cạnh là răng hàm số 7 làm chân răng bị tổn thương. Sau khi răng khôn được nhổ có thể phải điều trị tủy cho răng hàm số 7.
+ Răng dễ bị nhiễm khuẩn: Khi răng mọc chen chúc sẽ làm cho thức ăn cơ hội lưu lại những vùng răng khôn đang mọc. Làm cho lợi bị nhiễm khuẩn, một khi đã nhiễm khuẩn thì độc tố của vi khuẩn sẽ lan rất nhanh đến những vùng răng lân cận và chân răng gây nhiễm khuẩn.